1. Tại sao phải quan tâm đến điều khoản trong hợp đồng?
Một hợp đồng được soạn thảo đầy đủ, chặt chẽ các điều khoản sẽ giúp:
-
Hạn chế tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện
-
Bảo vệ quyền lợi của bạn nếu có sự cố xảy ra
-
Là căn cứ pháp lý rõ ràng khi giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài
Khái niệm hợp đồng được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới phương diện chủ quan hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Theo đó Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng tại Điều 385 như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, hợp đồng không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó. Hợp đồng dân sự được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, là văn bản pháp lý rằng buộc trách nhiệm giúp các bên yên tâm trong các giao dịch, tùy thuộc vào từng loại giao dịch mà có yêu cầu hoặc không yêu cầu công chức giao dịch đó.
2. Các điều khoản bắt buộc phải có trong mọi hợp đồng
✅ a. Thông tin chủ thể hợp đồng
-
Họ tên, số CCCD/CMND, địa chỉ (đối với cá nhân)
-
Tên doanh nghiệp, mã số thuế, người đại diện (đối với tổ chức)
-
Kiểm tra tư cách chủ thể, tránh ký nhầm với người không có quyền
✅ b. Đối tượng của hợp đồng
-
Phải xác định rõ ràng: loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ nào
-
Không được vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
✅ c. Giá trị và phương thức thanh toán
-
Giá cụ thể, tiền tệ sử dụng, hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản…)
-
Thời hạn, điều kiện thanh toán
✅ d. Thời gian thực hiện hợp đồng
-
Ngày bắt đầu – ngày kết thúc
-
Các mốc thời gian giao nhận hàng, bàn giao công việc…
-
Những điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng – Cẩn thận để khỏi rước họa Hợp đồng vô hiệu là gì? Các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu theo luật
✅ e. Quyền và nghĩa vụ của các bên
-
Càng cụ thể càng tốt, tránh dùng từ chung chung
-
Lưu ý nghĩa vụ về thuế, bảo hành, bảo mật…
✅ f. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
-
Tỷ lệ phạt: theo luật dân sự không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm (trừ trường hợp khác có quy định riêng)
-
Cần ghi rõ cách xác định thiệt hại và chứng cứ
✅ g. Giải quyết tranh chấp
-
Thỏa thuận giải quyết tại Tòa án hay Trọng tài
-
Xác định tòa án có thẩm quyền (ví dụ nơi cư trú bên bị kiện)
3. Một số điều khoản nên có thêm (tùy loại hợp đồng)
-
Điều khoản bảo mật
-
Điều khoản Cam kết không cạnh tranh
-
Thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng
-
Hiệu lực và thời hạn ràng buộc
-
Các phụ lục đính kèm
-
Những điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng – Cẩn thận để khỏi rước họa Luật Sư Ly Hôn – Giải Pháp Pháp Lý Uy Tín Cho Các Vấn Đề Hôn Nhân
4. Hỏi – Đáp nhanh
❓ Có bắt buộc phải công chứng mọi hợp đồng không?
→ Không. Chỉ những hợp đồng có quy định pháp luật (như mua bán nhà đất, tặng cho tài sản lớn…) mới bắt buộc công chứng.
❓ Hợp đồng miệng có hiệu lực không?
→ Có, nếu luật không yêu cầu phải lập văn bản. Tuy nhiên, khó chứng minh nên dễ rủi ro nếu xảy ra tranh chấp.
Thông tin liên hệ
Văn phòng Luật sư Châu Đốc – Chi nhánh Bình Dương
📍 Địa chỉ: 92/49/7/20 Nguyễn Thị Chạy, khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
📞 Điện thoại: 0987 79 16 32
✉️ Email: luattamduc.law@gmail.com
🌐 Website: luattamduc.vn
🕒 Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 (8:00 – 17:00)
Pingback: Hợp đồng viết tay có giá trị pháp lý không? - luattamduc.vn
Pingback: Hợp đồng không có công chứng có hiệu lực không? - luattamduc.vn