1. Bán hàng online có phải nộp thuế?
Theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành, cá nhân bán hàng online nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ phải nộp thuế như các hộ kinh doanh truyền thống.
Đây là quy định đã được thực hiện từ lâu, nhưng gần đây mới được Tổng cục Thuế siết chặt qua việc phối hợp với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop… và ngân hàng để xác minh thu nhập.
2. Các loại thuế phải nộp
Người bán hàng online có thể phải đóng các loại thuế sau:
-
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): 1% trên doanh thu.
-
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): 0,5% trên doanh thu.
👉 Tổng cộng là 1,5% trên doanh thu nếu đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất
3. Những ai đang bị “soi”?
Các đối tượng bị quản lý và có nguy cơ bị truy thu thuế gồm:
-
Cá nhân có gian hàng trên các sàn TMĐT.
-
Cá nhân bán hàng qua Facebook, TikTok, Zalo, Instagram…
-
Cá nhân nhận chuyển khoản qua ngân hàng, ví điện tử (Momo, Zalopay, ShopeePay…) với tổng doanh thu lớn.
-
Người livestream bán hàng có lượng đơn ổn định.
Các ngân hàng thương mại và sàn TMĐT đã bắt đầu phối hợp cung cấp dữ liệu cho cơ quan thuế, nên việc “ẩn mình” đã không còn dễ dàng.
4. Không kê khai thuế – có bị phạt không?
Có. Cá nhân không tự giác kê khai thuế mà bị phát hiện sẽ:
-
Bị truy thu thuế truy thu trong 5 năm gần nhất.
-
Bị phạt từ 10% – 20% số tiền thuế trốn, tùy theo mức độ.
-
Bị tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
5. Khi nào thì không cần đóng thuế?
Người bán hàng online KHÔNG cần đóng thuế nếu:
-
Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
-
Làm công việc phi thương mại: bán thanh lý tài sản cá nhân, đồ dùng cũ…
-
Hoạt động mang tính thời vụ, không thường xuyên và thu nhập không ổn định.
Tuy nhiên, cần có chứng cứ rõ ràng để chứng minh điều này khi được yêu cầu giải trình.

Người cho mượn đất đòi lại được không? Quy định pháp luật mới nhất
6. Nên làm gì để tránh rắc rối về thuế?
-
Chủ động kê khai, nộp thuế tại Chi cục Thuế địa phương hoặc qua Cổng Dịch vụ công.
-
Mở mã số thuế cá nhân nếu chưa có.
-
Ghi chép sổ sách đơn hàng, giữ hóa đơn đầu vào – đầu ra.
-
Tách biệt tài khoản ngân hàng cá nhân và tài khoản kinh doanh.
7. Có nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể?
Việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể giúp:
-
Minh bạch trong việc kê khai thuế, tránh bị truy thu bất ngờ.
-
Hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh online.
-
Có thể mở rộng và phát triển kinh doanh, tiếp cận các đối tác lớn.
Tuy nhiên, sẽ phải thực hiện báo cáo thuế định kỳ và chấp hành nghĩa vụ tài chính đầy đủ.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng Luật sư Châu Đốc – Chi nhánh Bình Dương
📍 Địa chỉ: 92/49/7/20 Nguyễn Thị Chạy, khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
📞 Điện thoại: 0987 79 16 32
✉️ Email: luattamduc.law@gmail.com
🌐 Website: luattamduc.vn
🕒 Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 (8:00 – 17:00)

Pingback: Không nhận chuyển khoản để trốn thuế – Có vi phạm pháp luật không?